Khi bị tổn thương, quá trình đông máu sẽ xảy ra để bảo vệ cơ thể, bịt kín vết thương. Sau khi vết thương ổn định, cục máu đông sẽ được tiêu biến, phá vỡ để hồng cầu lưu thông trở lại. Trong cơ thể, quá trình đông máu và tan cục máu đông xảy ra cân bằng nhau, nếu quá trình này mất cân bằng sẽ gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong quá trình đông máu sẽ xuất hiện thành phần gọi là Fibrin. Đến quá trình tiêu cục máu đông, Fibrin sẽ thoái giáng và xuất hiện thêm 1 hợp chất khác tên là D-Dimer. Do đó, khi nồng độ D-Dimer trong máu tăng, chứng tỏ cơ thể đã có sự xuất hiện của nhiều cục máu đông.
Nhìn chung, xét nghiệm D-Dimer được dùng để theo dõi các bệnh nhân mắc chứng tăng đông máu; theo dõi tình trạng sức khỏe chung; theo dõi các bệnh nhân có khả năng đông máu cao (bệnh nhân nằm liệt giường…).
Đặc biệt, bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường tăng việc xuất hiện khối máu đông, dẫn đến thuyên tắc tĩnh mạch phổi, cản trở việc trao đổi khí và thúc đẩy tình trạng suy phổi. Những người có các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, ung thư… sẽ tăng cao nguy cơ huyết khối tĩnh mạch hơn so với bình thường. Do đó việc điều trị “chống đông máu” đã được đề xuất. Dù sử dụng thuốc kháng đông sẽ tiềm ẩn nguy hiểm như việc chảy máu trong điều trị, nhưng các bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia đều bị thuyết phục bởi tỉ lệ cứu sống đáng kể bệnh nhân COVID khi điều trị kháng đông (theo trang thông tin điện tử của Bộ Y Tế). Vì vậy, cần phải có một “chất chỉ thị” để quyết định việc điều trị kháng đông và D-Dimer là một chất chỉ thị đáng tin cậy.
D-Dimer là một xét nghiệm đơn giản, thông thường các trung tâm và đơn vị xét nghiệm thường sử dụng một trong hai cách:
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ HOTLINE Thạc sĩ Trúc Anh: 0915 82 1509 hoặc Fanpage https://www.facebook.com/xetnghiemhanhphuclab
Tài liệu tham khảo: