Theo y khoa, tiền sản giật (TSG) được định nghĩa là khởi phát mới của cao huyết áp kèm theo có hoặc không có đạm niệu. Nói một cách dễ hiểu, khi thai phụ không có tiền sử bị cao huyết áp nhưng lại xuất hiện cao huyết áp trong thai kỳ (gọi là khởi phát mới của cao huyết áp) kèm theo việc xuất hiện đạm niệu (có thể có hoặc không) là dấu hiệu có liên quan Tiền sản giật (1).
TSG thường có mối liên hệ với: suy thận, suy gan, phù phổi, triệu chứng não hoặc thị giác(1). Khi có các triệu chứng trên, thai phụ và Bác sĩ nên cân nhắc đến việc sàng lọc Tiền sản giật để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Đơn giản và dễ hiểu hơn, vì các thay đổi trong cơ thể người mẹ cũng như các yếu tố di truyền, các yếu tố trong sinh hoạt và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến rối loạn các yếu tố hình thành mạch máu nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ. Từ đó dẫn đến các dấu hiệu của TSG như được nêu ở trên và cuối cùng là “sản giật”, gây nhiều nguy hiểm, tổn hại cho Mẹ và Bé trước, trong và cả sau khi sinh.
Hiện nay, theo các tổ chức Phụ sản Quốc tế thì TSG là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử suất và bệnh suất cho Mẹ và Bé (2). Hậu quả của TSG được thể hiện tóm gọn như sau:
Hiện nay, ngoài các đơn vị Bệnh viện Trung ương thì Trung tâm xét nghiệm HANHPHUCLAB là 1 trong số ít các đơn vị tư nhân có thể cung cấp xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán TSG tại TP.HCM.
Việc kiểm tra TSG nên được thực hiện xuyên suốt thai kỳ để tránh việc sử dụng đại trà Aspirin dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc hoặc để ngăn các trường hợp không đáng có xảy ra do TSG.
Xét nghiệm TSG được HANHPHUCLAB thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động ROCHE với hóa chất chính hãng có đầy đủ chứng nhận IVD, FDA.
Kết hợp với các chỉ số trong siêu âm, huyết áp, tiền sử, độ tuổi… HANHPHUCLAB thực hiện xét nghiệm đo nồng độ PlGF trong máu thai phụ, sau đó đưa các thông số vào phần mềm của FMF để tính toán nguy cơ mắc TSG trong thai kỳ đầu tiên.
Thai phụ có nguy cơ cao sẽ được chỉ định sử dụng Aspirin với liều lượng phù hợp, có thể giảm đến 62% nguy cơ dẫn đến TSG.
Thai phụ có nguy cơ thấp tuy không loại bỏ hoàn toàn việc mắc TSG nhưng có thể không cần sử dụng Aspirin 1 cách đại trà dẫn đến các tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Ở giai đoạn Quý II và Quý III, bất kể thai phụ có kết quả sàng lọc Quý I là “nguy cơ thấp” hay “nguy cơ cao (có sử dụng Aspirin)”, khi thai phụ xuất hiện các triệu chứng sau sẽ tiến hành xét nghiệm chẩn đoán TSG:
- Cao huyết áp mới và tiến triển
- Đạm niệu mới và tiến triển
- Đau thượng vị
- Phù/ Phù nặng
- Đau đầu, rối loạn thị giác
- Tăng cân đột ngột
- Các giá trị siêu âm bất thường (UtA Doppler > 95th Percentile)
- …..
Thai phụ có các dấu hiệu TSG trước 34 tuần thai thì được gọi là TSG khởi phát sớm. Còn các dấu hiệu diễn ra sau 34 tuần thai thì được gọi là TSG khởi phát muộn.
Vậy sàng lọc TSG ở Quý I có ý nghĩa gì? Câu trả lời ở đây là sẽ giảm được áp lực chăm sóc thai phụ cho Bác sĩ, giảm stress thai phụ và giảm được việc sử dụng Aspirin đại trà. Aspirin chỉ có khả năng giảm 62% nguy cơ tiến triển TSG, dù có sử dụng thì vẫn còn 38% tiến triển TSG. Do đó, bất kể thai phụ có kết quả sàng lọc Quý I như thế nào thì khi XUẤT HIỆN CÁC DẤU HIỆU CỦA TSG phải xét nghiệm chẩn đoán TSG bằng Xét nghiệm Tỷ số s-Flt1/PlGF.
LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM TỶ SỐ s-Flt1/ PlGF: Xét nghiệm này sẽ giúp BS chẩn đoán Thai phụ có bị TSG hay không cũng như chẩn đoán thời điểm sẽ xảy ra TSG. Từ đó có được các phác đồ điều trị những triệu chứng đang xuất hiện 1 cách hợp lý và chính xác nhất. Đồng thời giảm rất nhiều áp lực cho Bác sĩ và thai phụ, tiết kiệm được chi phí nhập viện và kéo dài thời gian nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ.
Khách hàng có thể tham khảo chi phí xét nghiệm sàng lọc PlGF Quý I và Tỷ số s-Flt1/PlGF TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
1. ACOG taskforce on hypertension in Pregnancy. Obstet Gynecol. 2013 Nov;122(5):1122-31
2. Verlohren, S., et al. (2010). Am J Obstet Gynecol 202 (161), e1-11
3. Milne, F., et al. (2009), BMJ, 2009 Sep 9;339:b3129
4. Suhag, A., et al. (2013), Curr Obstet Gynecol Rep (2013) 2: 102.