Tại sao thai phụ cần quan tâm và kiểm tra GBS?

Tại sao thai phụ cần quan tâm và kiểm tra GBS?

Thứ sáu, 24/06/2022, 15:23 GMT+7

Tại sao thai phụ cần quan tâm và kiểm tra GBS?

1. GBS là gì? Tại sao cần kiểm tra GBS trong thai kỳ?

GBS (Group B Streptococcus) là tên viết tắt tiếng Anh của Liên cầu khuẩn nhóm B, một loại vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa và sinh dục ở người trưởng thành khỏe mạnh cả nam và nữ giới.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nhiễm GBS sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, vỡ ối non, sinh non... Đồng thời, khi thai phụ nhiễm GBS chuyển dạ sẽ dẫn đến nhiễm trùng thai nhi trong quá trình sinh nở hoặc khi vỡ ối. Trẻ sơ sinh nhiễm GBS sẽ viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, hạ thân nhiệt… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh và là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh (trong khoảng 7 ngày sau sinh).

 

 

Việc kiểm tra GBS là vô cùng đơn giản, không gây đau đớn, không khó chịu, chỉ cần sử dụng dịch phết âm đạo – trực tràng là sẽ có kết quả trong thời gian ngắn. Do đó, CDC (guidelines 2010) khuyến cáo tất cả thai phụ cần kiểm tra GBS tại tuần thai thứ 35-37.

 

2. Điều trị GBS ở thai phụ.

Tỉ lệ nhiễm GBS ở phụ nữ mang thai khác biệt tùy vào chủng tộc và vị trí địa lý, thường cao ở Châu Phi (có nơi đến 48%) và thấp hơn ở Châu Á. Theo WHO 2017, tỉ lệ trung bình toàn cầu là khoảng 18%. Trong một vài nghiên cứu khoa học trong nước, tỉ lệ nhiễm ở một số vùng tại Việt Nam trải dài từ 9-20%. Trong nghiên cứu gần đây nhất thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm HANHPHUCLAB, tỉ lệ thai phụ đến khám ở các phòng khám thuộc cùng hệ thống HANHPHUCLAB có mang GBS là khoảng 20%. Tham khảo bài báo khoa học của HANHPHUCLAB TẠI ĐÂY.

Chỉ cần phát hiện chính xác, việc điều trị GBS có thể nói là rất dễ dàng và đơn giản. Thai phụ có thể được Bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh tĩnh mạch tại thời điểm phù hợp (thường là khi xuất hiện cơn chuyển dạ). Phác đồ này có thể ngăn chặn lây nhiễm GBS “khởi phát sớm” – nguồn lây từ mẹ, không thể ngăn GBS lây nhiễm “khởi phát muộn” – nguồn lây ngoài mẹ. Do đó, em bé sau sinh cần phải được theo dõi, chăm sóc kĩ lưỡng, tránh nhiễm do môi trường xung quanh (mẹ âm tính nhưng bé vẫn nhiễm).

Trường hợp thai phụ sinh mổ và còn nguyên túi ối (không vỡ ối) thì không cần sử dụng kháng sinh, tuy nhiên trong trường hợp này vẫn cần xét nghiệm GBS vì cơn chuyển dạ có thể đến trước thời điểm mổ. Không chỉ vậy, nếu thai phụ dương tính, em bé cần được giám sát, theo dõi, chăm sóc đặc biệt.

3. Xét nghiệm GBS tại HANHPHUCLAB.

Hai phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra, xét nghiệm GBS hiện nay là nuôi cấy hoặc PCR. Cả hai đều có ưu, nhược điểm riêng và HANHPHUCLAB có thể thực hiện tốt những phương pháp này tại đơn vị với hóa chất đạt chuẩn và trang thiết bị hiện đại.

Phương pháp nuôi cấy tại phòng Vi sinh của HANHPHUCLAB:

 
 

Phương pháp PCR GBS tại phòng Sinh học phân tử của HANHPHUCLAB:

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. CDC – USA. Prevention of perinatal group B Streptococcal disease: A public health perspective. MMWR Recomm Rep. 1996;45(7):1-24. PubMed PMID: 8637497.

2. World Health Organization. Group B Streptococcus Infection Causes an Estimated 150,000 Preventable Stillbirths and Infant Deaths Every Year. [cited 2017 Nov, 05, 2017]. Available from: https://www.who.int/news/item/05-11-2017-group-b-streptococcusinfection-causes-an-estimated-150-000-preventable-stillbirths-andinfant-deaths-every-year.

3. https://www.acog.org/womens-health/faqs/group-b-strep-and-pregnancy
4. https://www.groupbstrepinternational.org/what-is-group-b-strep.html?gclid=Cj0KCQjwntCVBhDdARIsAMEwACnfBeYYNmQ0iRKNXQvQi9j0fGexOzrMBJtLemQe3sDvyjXo2Qwv4HwaAnzGEALw_wcB
Các tin khác
Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát & theo dõi tiểu đường - HbA1c
Sun, 26/12/2021, 12:20 PM

Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát & theo dõi tiểu đường - HbA1c

HbA1c là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát và theo dõi bệnh tiểu đường. Tại HANHPHUCLAB chúng tôi sử dụng hệ thống máy sắc ký lỏng cao áp để phân tách và định lượng HbA1c với độ tinh sạch và ...
SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Thu, 17/06/2021, 14:35 PM

SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong cao và dễ dàng mắc phải ở phụ nữ. Nguyên nhân hàng đầu gây nên là nhiễm HPV chủ yếu thông qua hoạt động tình dục. Tuy là căn bệnh ...
TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? TẠI SAO THAI PHỤ CẦN QUAN TÂM?
Sat, 17/04/2021, 19:02 PM

TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ? TẠI SAO THAI PHỤ CẦN QUAN TÂM?

Tiền sản giật không chỉ gây nhiều biến chứng sau sinh mà còn có thể gây ra tử vong ở mẹ. Không những thế còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, bại não, sanh non ở bé. Vậy tiền sản ...
D-DIMER - XÉT NGHIỆM KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐIỀU TRỊ COVID
Tue, 31/08/2021, 16:28 PM

D-DIMER - XÉT NGHIỆM KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐIỀU TRỊ COVID

Trong điều trị bệnh nhân COVID, một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là thuyên tắc tĩnh mạch phối do hình thành huyết khối. D-dimer là dấu ấn cực nhạy cho việc đánh giá huyết khối ...
SÀNG LỌC SỚM UNG THƯ GAN VÀ ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN - M2BPGi
Wed, 21/04/2021, 13:24 PM

SÀNG LỌC SỚM UNG THƯ GAN VÀ ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN - M2BPGi

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng ở vị trí top 6 trên toàn thế giới. Đáng nói hơn, Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước có tỉ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên thế giới. M2BPGi là xét ...
Hotline
Hotline tư vấn
Số điện thoại thường trực
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
XIN VUI LÒNG ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN HỖ TRỢ TỐT NHẤT
Xem kết quả xét nghiệm
Dành cho bệnh nhân
Dành cho các đơn vị gửi mẫu
Đặt lịch hẹn thành công
Thông tin cuộc hẹn sẽ được gửi tới email của quý khách. Nếu cần hỗ trợ ngay, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0915 82 1509 hoặc 0948 778 116 Xin chân thành cảm ơn
aaaa